Rùa đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng và thần thánh hoá trong tâm trí người Việt. Rùa được biết đến là một trong tứ linh thần thú trấn giữ bốn phương. Tứ linh đó là Long, Lân, Quy, Phụng trấn giữ các hướng đông, tây, bắc, nam. Rùa là loài vật linh thiêng mang lại điềm lành, tài lộc cho gia chủ.
Linh vật Rùa đã đi vào tiềm thức người Việt nam từ thời dựng nước, khi An Dương Vương được sự giúp đỡ của Thần Kim Quy trong việc xây thành ốc Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội. Trước đó, không biết vì lý do gì mà vua cho quân lính xây thành nhiều lần đều không được, cứ xây xong lại đổ. Cho đến khi Thần Kim Quy xuất hiện đã giúp An Dương Vương xây xong thành và trao cho vua chiếc nỏ thần để đánh bại quân địch. Do vậy mà biểu tượng Rùa trong phong thủy tượng trưng cho công thành danh toại.
Nguyên liệu để tạo linh vật Rùa là đất sét mịn chỉ có ở triền con sông Quao hòa chung với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ bí truyền nên đất gốm Chăm có màu nâu bạc chứ không nâu đỏ mịn như dòng gốm khác. Khi ra lò, gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu… và trên sản phẩm còn dính những ánh kim của thiếc khi ánh sáng chiếu vào.
Nét độc đáo mang đậm dấu ấn của làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc là không có khuôn mẫu khi tạo hình. Nghệ nhân làm gốm dùng đôi tay của mình để tạo ra sản phẩm mang tính độc bản. Vì thế, đường nét của sản phẩm không mềm mại, nhẵn mịn mà thô ráp, sần sùi.
Những sản phẩm đó được nung lộ thiên bằng rơm, củi ở nhiệt độ khoảng từ 500 – 600 độ C trong 6 giờ. Sản phẩm được lấy ra phun màu rồi tiếp tục nung và um trấu trong 2 giờ nữa nên có những vết cháy hỏa biến.
Mỗi sản phẩm gốm Bàu Trúc là một màu sắc hỏa biến khác nhau, là đặc sản của Ninh Thuận nắng gió.
Các hoa tiết, hoa văn trên gốm thường được tạo hình rất ngẫu hứng với những dụng cụ đơn giản qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ.